Nhạc cụ cổ truyền Trung Quốc đang ngày càng được ưa chuộng và tạo được tiếng vang trong thị trường âm nhạc hiện tại. Nếu bạn đang tìm hiểu về nó và có ý định kinh doanh mặt hàng này mà vẫn chưa tìm được hướng đi để nhập được nguồn hàng chất lượng thì hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây của Dmrockmusic nhé.

Những nét đẹp mà nhạc cụ cổ truyền Trung Quốc mang đến

Nhạc cụ cổ truyền( dụng cụ âm nhạc truyền thống) đã đem đến bề dày lịch sử văn hóa nghệ thuật lâu đời và đóng góp một nền âm nhạc lưu danh sử sách tại Trung Quốc.

Người Trung Hoa vẫn hay có câu nói về “Tứ Nghệ”  là để chỉ sự tài hoa vốn có của một người. Tứ trong Cầm,kỳ, thi, họa mang nghĩa là chơi đàn nhạc, chơi cờ, viết chữ làm thơ và vẽ tranh. Trong đó, “Cầm” là yếu tố được đưa lên hàng đầu và là minh chứng rõ nét nhất cho việc âm nhạc chính là thứ nghệ thuật tinh hoa nhất, đặc sắc nhất của văn hoá Trung Quốc.

Một số nhạc cụ cổ truyền Trung Quốc bạn nên biết

Cổ cầm – nhạc cụ gắn bó lâu đời

  • Cổ cầm (ngọc cầm/ tơ đồng/dao cầm hay thất huyền cầm) có nguồn gốc xuất phát từ tộc người Hán Trung Hoa.
  • Thời gian tồn tại cho đến hiện nay là hơn 3.000 năm.
  • Đàn thuộc loại dây gảy và có chứa tổng cộng 7 dây đàn. Thất huyền cầm mỗi khi đánh lên thì có âm vực rộng, âm sắc sâu lắng và tiếng vọng ngân dài, tạo cảm giác sâu lắng vào lòng người nghe.
  • Thường được biểu diễn những khúc ca đi vào lòng người, giúp diễn đạt những tâm tư sâu lắng, cảm thấu đến tận trời xanh.

Tiêu – nhạc khí dân tộc

  • Mang hình dáng dạng ống trụ tròn trông giống như sáo trúc.
  • Khi sử dụng tiêu thì sẽ lại để theo phương dọc và thổi dọc theo thân ống.
  • Âm thanh từ tiêu đem đến sự mộc mạc, trang nhã, thích hợp để diễn tả những giai điệu trữ tình hay tình cảm sâu sắc.
  • Xuất hiện nhiều trong nhiều tác phẩm văn học kinh điển của Trung Hoa.

Sáo ( Địch tử )

  • Nguyên liệu chủ yếu được làm bằng trúc nhưng cũng có sáo được làm bằng ngọc bích hay gỗ hoặc các vật liệu khác.
  • Xuất hiện trong dàn nhạc quốc gia hay giao hưởng hoặc từ âm nhạc dân gian cho đến âm nhạc hiện đại.
  • Sáo thường được chia thành 2 khúc địch là bang địch phía bắc và phía nam. Mỗi lần thổi lên đều khiến con người ta rơi vào trạng thái du dương bởi vì tiếng sáo phát ra rất trong và thanh.

Đàn tranh

Đàn Cổ Tranh( đàn thập lục ) bởi vì có lịch sử tồn tại hơn 2.500 năm nên đây được coi là một nhạc cụ gắn bó sâu sắc với nền văn hóa lâu đời Trung Hoa.

  • Được cấu tạo làm bằng gỗ cây phượng. Ngoài ra còn bao gồm một hộp âm thanh hình chữ nhật và bề mặt trong có một đường cong với chuỗi liên kết chặt chẽ. Dây đàn bao gồm 13 dây sau đó chuyển thành 16 dây.
  • Âm thanh phát ra trong trẻo, sáng sủa, phù hợp với việc thể hiện các giai điệu vui tươi.

Đàn Tỳ Bà

Với bề dày 2.000 lịch sử,đàn tỳ bà được biết đến là vua của các loại nhạc cụ cổ đại Trung Hoa.

  • Gỗ của cây ngô đồng là thành phần chính để chế tạo ra đàn. Có hình dáng giống như hình quả lê bổ đôi khi nhìn vào cần đàn và thùng đàn. Còn mặt đàn thì được làm bằng chất liệu gỗ nhẹ, xốp và có đế mộc. Cuối cùng là mặt phía cuối thân đàn thì có một bộ phận để mắc dây được gọi là ngựa đàn.
  • Hình dạng của nó là biểu tượng tượng trưng cho tam tài (Thiên, Địa, Nhân), ngũ hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ) và tứ quý (bốn mùa).
  • Chiều dài trung bình của nó là 3 thước 5 tấc (khoảng trên dưới 1m). 3 thước thể hiện cho tam tài, 5 tấc tượng trưng cho ngũ hành và 4 sợi dây đàn lại thể hiện cho tứ quý.
  • Để có thể chinh phục được đàn tỳ bà, yêu cầu kỹ thuật của người gảy phải cực kỳ cao và chuyên nghiệp.

Đàn Nhị hồ

  • Đàn nhị hồ là loại nhạc cụ thuộc bộ dây gảy và có lịch sử hơn 4.000 năm.
  • Cấu tạo của đàn được làm từ hai sợi dây chính. Khi đánh đàn có sự cọ sát giữa hai sợi dây khiến chúng tạo ra độ rung và phát ra âm thanh.
  • Âm sắc mang âm vực cao, có tiếng đàn du dương êm ái và đong đầy cảm xúc mãnh liệt bi tráng. Vì vậy, tiếng đàn được đại biểu cho lịch sử đầy thăng trầm và tình cảm nồng nàn, đầy nhiệt huyết của dân tộc Trung Quốc.
  • Để có thể đánh được đàn thì đòi hỏi người học phải nắm bắt được 2 tiêu chí sau: đảm bảo kỹ thuật nhấn dây đàn và hiểu rõ âm chuẩn. Độ khó vẫn sẽ còn tăng lên khi họ cần phải xử lý sự chuyển đổi vị trí từ âm vực thấp thành âm vực cao.

Chuông

  • Đây là loại nhạc cụ gõ có mô hình sản xuất lớn của người Hán cổ đại. Thêm vào đó, Trung Quốc cũng là nước đầu tiên chế tạo và sử dụng nhạc cụ dân tộc truyền thống này.
  • Chuông được làm từ bộ chuông bằng đồng, có tầm quan trọng trong nhạc cung đình và nhạc lễ Trung Hoa từ thời xa xưa cho đến nay.

Sáo Huân

  • Huân đã tồn tại khoảng 7.000 năm về trước và là một trong những loại nhạc cụ từ thời cổ xưa vẫn còn được lưu truyền cho đến tận bây giờ .
  • Huân từ đầu được chế tạo và bắt nguồn bởi xương và đá.Sau đó dần được phát triển và chuyển sang làm luôn bằng gốm.
  • Từ xa xưa, sáo đã được hình thành từ 1 lỗ âm cho đến 2 lỗ âm và có thể thổi ra được 3 âm điệu khác hẳn nhau. Tiếp tục sang đến đến thời Xuân Thu thì Huân đã được nâng cấp lên 6 lỗ âm và có thể thổi ra 7 âm điệu hoàn chỉnh.
  • Âm sắc dễ dàng thu hút sự chú ý của người nghe bởi sự độc đáo mà đơn giản nó mang đến.

Đàn Không

Theo nghiên cứu, đàn này đã được lưu truyền đến nay là khoảng hơn 2.000 năm. Không chỉ được sử dụng rộng rãi trong giàn nhạc cung đình mà còn được lưu truyền phổ biến trong dân gian. Tuy nhiên, bắt đầu từ sau thế kỷ 14 thì hình ảnh cây đàn chỉ có thể xuất hiện trước mặt người xem thông qua tranh vẽ bích hoạ hoặc chạm nổi. Nó thực sự đã không còn tồn tại và lưu hành đến hiện nay và để lại nhiều tiếc nuối trong nền âm nhạc Trung Quốc.

Có hai hình dáng cơ bản được người ta tìm thấy là dáng đứng và dáng nằm của đàn. Đàn được cấu tạo với hai hàng dây với mỗi hàng gồm 36 dây và mỗi dây đều do trụ hình chữ nhân đỡ trên hộp đàn. Bởi vì do hai hàng dây đồng âm với nhau nên âm sắc hiện ra có giai điệu nhanh và âm rộng. Đồng thời, sự chế tạo này cũng đem đến tiện lợi cho người gảy đàn. Người đánh có thể dùng hai tay gảy cùng một lúc mà vẫn có thể dạo và đệm nhạc trong tầm âm vừa mà không gặp khó khăn gì. Đây chính là điều đặc biệt mà so với các loại nhạc cụ khác thì khó có thể làm được.

Cách mua nhạc cụ cổ truyền Trung Quốc tận gốc

Có rất nhiều phương thức mà bạn có thể tham khảo qua chính là đánh hàng trực tiếp tại Trung Quốc, oder online trực tuyến tại các trang web mua hàng nổi tiếng hoặc thông qua các đại lý phân phối nhạc cụ cổ truyền Trung Quốc tại Việt Nam.

Tuy nhiên, có một phương án chúng tôi nghĩ là rất thích hợp dành cho bạn chính là tìm đến các Dịch vụ mua hàng hộ có sẵn tại Việt Nam. Bạn chắc chắn sẽ cảm thấy hài lòng bởi sự hữu ích và tiện lợi mà các đơn vị nhập hàng và vận chuyển này mang đến. Các công ty không chỉ hỗ trợ bạn trong việc đặt hàng nhanh chóng mà còn đảm bảo được nguồn hàng chất lượng, an toàn khi vận chuyển về Việt Nam. Chi phí bạn phải bỏ ra cũng vô cùng hợp lý bởi vì những đơn vị này sẽ cố gắng giảm thiểu số tiền mà bạn phải bỏ ra là thấp nhất có thể.

Hy vọng bài viết này có ích đối với bạn trong việc khám phá một số nhạc cụ cổ truyền Trung Quốc và làm thế nào để nhập được nguồn hàng chất lượng tốt có giá vừa phải. Chúc bạn tự tin và thành công trên con đường kinh doanh mặt hàng nhạc cụ dân tộc cổ truyền này.

Xem thêm: