Hướng dẫn cách xử lý khi trẻ bị hóc dị vật ở đường thở

Đối với con người, đường thở là bộ phận quan trọng của hệ hô hấp. Bất kỳ dị vật nào tồn tại trong đường thở đều có khả năng gây nên nguy hiểm cho tính mạng. Trẻ nhỏ, đặc biệt trẻ dưới 4 tuổi là độ tuổi dễ mắc nhất vì trẻ hay đút thứ linh tinh vào miệng, mũi. Dưới đây là cách xử lý khi trẻ bị hóc dị vật ở đường thở an toàn và hiệu quả mà DM’s RockMusic muốn chia sẻ cho bạn.

Dị vật đường thở là gì? Nguyên nhân khiến cơ thể hóc dị vật đường thở

Dị vật đường thở là gì? Nguyên nhân khiến cơ thể hóc dị vật đường thở

Dị vật đường thở là bất cứ thứ gì như các loại hạt, thức ăn, đồ chơi kích thước nhỏ lọt vào đường thở gây tắc nghẽn một phần hoặc tắc nghẽn hoàn toàn đường thở. Đây là một tình huống đe dọa đến tính mạng của con người.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến cơ thể bị mắc dị vật đường thở như:

  • Khóc, cười đùa và nói nhiều liên tục khi ăn uống.
  • Ngậm nhiều thức ăn và đồ chơi vào miệng rồi nuốt trong vô thức.
  • Bố mẹ cho con uống thuốc cả viên quá to. 
  • Di chứng từ một số phẫu thuật điển hình như gây mê, nhổ răng, nạo VA để loại bỏ mô bạch huyết vòm họng…
  • Thói quen uống nước không sạch như uống nước từ tự nhiên nên bị các loài sinh vật lạ ký sinh trong ống thở.
  • Cho trẻ chơi những đồ vật tròn nhỏ như hạt lạc, viên bi…

Biểu hiện của người hóc dị vật ở đường thở

Biểu hiện của người hóc dị vật ở đường thở

Những biểu hiện của người bị mắc dị vật đường thở như sau:

  • Tâm trí hoảng loạn
  • Thở dốc và ho dữ dội
  • Hai tay ôm cổ, chỉ tay vào miệng
  • Nói khó hoặc không thể nói được
  • Mặt đỏ bừng sau đó chuyển sang màu xanh tím
  • Mất ý thức
  • Trong trường hợp dị vật chỉ bít tắc một phần đường thở thì nạn nhân vẫn có thể nói và thở được.

Cách xử lý khi trẻ bị hóc dị vật ở đường thở

Khảo sát tình trạng hiện tại của bệnh nhân

Khi nghi ngờ trẻ nhỏ bị sặc vào đường thở, đầu tiên bạn hãy gọi và hỏi trẻ có đang bị sặc không.

Nếu trẻ trả lời được, hãy đưa trẻ ngồi xuống ghế, tư thế cúi người về phía trước, giúp trẻ ổn định tâm trạng, cơ thể không chuyển động quá nhiều. Đồng thời, khuyến khích trẻ ho. Dị vật qua đường hơi từ trong cơ thể thoát ra có thể đi ra ngoài. 

Nếu trẻ không trả lời được hoặc không thở được, nhanh chóng gọi 115 và thực hiện động tác Heimlich.

Nếu trẻ đã mất ý thức, bạn cần đặt trẻ nằm ngửa trên nền đất phẳng và kiểm tra khoang miệng xem có dị vật hay không. 

Trong trường hợp nhìn thấy dị vật trong đường thở, có thể dùng ngón tay hoặc dụng cụ móc dị vật ra. Tuy nhiên, nếu không thể nhìn thấy dị vật thì không được đưa tay vào. Hành động móc mà không thấy dị vật có thể vô tình làm dị vật đi sâu hơn vào đường thở của nạn nhân. 

Bạn có thể thực hiện các động tác hồi sinh tim phổi cơ bản CPR. Động tác ép tim sẽ tạo ra áp lực trong khoang lồng ngực để đẩy dị vật ra bên ngoài. 

Trong lúc thực hiện CPR, bạn cần kiểm tra lại khoang miệng sau vài lần ép tim. Nếu thấy dị vật thì có thể gắp ra ngoài. Nếu không thấy thì tiếp tục thực hiện cho tới khi có hỗ trợ y tế đến.

Thực hiện phương pháp Heimlich

Thực hiện phương pháp Heimlich

Heimlich là phương pháp tạo áp lực dưới cơ hoành để đẩy không khí ra khỏi phổi giống với động tác ho, giúp đẩy dị vật bật ra ngoài. Phương pháp này thường chỉ áp dụng cho trẻ lớn hơn 1 tuổi, người trưởng thành vẫn còn đang tỉnh táo và bít tắc đường thở hoàn toàn.

Trình tự thực hiện phương pháp Heimlich như sau:

Bước 1: Thực hiện đứng phía sau người bệnh, để người bị nạn cúi người về phía trước, vòng tay quanh eo của họ.

Bước 2: Đan hai tay vào nhau, vị trí đặt phía trên rốn.

Bước 3: Dùng sức ở tay, đẩy mạnh lồng ngực lên phía trên. Thực hiện động tác nhanh, mạnh và dứt khoát khoảng 3 – 4 lần.

Bước 4: Kiểm tra khoang miệng nạn nhân xem dị vật đã bật ra chưa hay đã nhìn thấy chưa. Nếu chưa thì tiếp tục lặp lại động tác trên.

Nếu người bệnh không tỉnh táo hoặc khối lượng quá lớn, bạn có thể đặt họ nằm ngửa trên sàn phẳng và cứng. Tay đặt ở vị trí tương ứng và đẩy mạnh từ dưới lên.

Nếu tự thực hiện phương pháp Heimlich cho bản thân thì bạn đặt nắm tay hoặc đan tay vào vị trí trên rốn. Tì vào cạnh bàn, thành ghế và đẩy mạnh tay từ dưới lên trên.

Thực hiện phương pháp vỗ mạnh vào lưng, vị trí giữa hai xương bả vai

Thực hiện phương pháp vỗ mạnh vào lưng, vị trí giữa hai xương bả vai

Đối với trẻ nhỏ hơn 1 tuổi, phương pháp Heimlich sẽ không phù hợp. Lúc này, bạn cần đặt trẻ nằm úp mặt ở trên cẳng tay. Dùng cườm tay còn lại vỗ mạnh lên lưng trẻ, ở vị trí giữa hai xương bả vai 5 lần. Kiểm tra dị vật đã ra ngoài chưa trước khi thực hiện bước tiếp theo.

Nếu không hiệu quả, để trẻ nằm đầu dốc, lấy hai ngón tay ấn vào vị trí 1/2 dưới xương ức 5 lần. Động tác này giống với CPR cho trẻ em. Thay phiên thực hiện hai động tác và kiểm tra khoang miệng cho tới khi dị vật ra ngoài, trẻ hô hấp trở lại hoặc có hỗ trợ y tế đến.

Khi dị vật đã ra ngoài nhưng nạn nhân không thở được, bạn cần tiếp tục thực hiện hồi sinh tim phổi cơ bản.

Trong những trường hợp nguy cấp, trẻ vẫn cảm thấy khó thở và không thở được thì phải nhanh chóng gọi hoặc thuê xe cấp cứu để đưa bệnh nhân đến bệnh viện sớm nhất.

Những việc nên và không nên làm khi trẻ bị hóc dị vật ở đường thở

Trẻ bị hóc dị vật đường ống thở là một tình huống nguy hiểm. Để đảm bảo an toàn, có một số việc nên và không nên thực hiện như sau:

  • Gọi 115 hoặc liên hệ với công ty Cấp Cứu Vàng ngay khi thấy tình trạng nguy hiểm như không nhìn được dị vật, trẻ không thở và nói chuyện được.
  • Không thực hiện phương pháp Heimlich khi trẻ còn tự thở được.
  • Việc đưa ngón tay hay dụng cụ vào miệng hay mũi móc dị vật ra chỉ được thực hiện khi bạn nhìn thấy dị vật. Nếu không thấy, bạn không nên cố gắng đưa vào vì có thể vô tình đẩy chúng vào sâu và gây nguy hiểm cao hơn.
  • Động tác vỗ mạnh sau sau lưng giữa 2 xương bả vai ở người lớn thường có ít hiệu quả, đặc biệt là người to béo.

Phòng tránh việc trẻ bị hóc dị vật ở đường thở

Phòng tránh việc trẻ bị hóc dị vật ở đường thở

Trẻ bị hóc dị vật đường thở nhiều nhất trong quá trình ăn uống gà vui chơi. Do vậy, bố mẹ, người chăm sóc nên thực hiện một số biện pháp để phòng tránh việc trẻ bị hóc dị vật đường thở như sau:

  • Cho trẻ ăn với kích thước thức ăn phù hợp. Trẻ nhỏ nên xay nhuyễn rau và thịt. Đặc biệt gỡ hết xương cá khi cho trẻ ăn cá.
  • Dạy trẻ không được vừa ăn vừa cười đùa, chạy nhảy, vừa ăn vừa nói.
  • Không ép trẻ ăn uống hay uống thuốc khi đang khóc hay giãy dụa mạnh.
  • Không cho trẻ chơi những đồ vật nhỏ, hình tròn, hình trụ. Trẻ nhỏ luôn hiếu động và tò mò với mọi thứ xung quanh. Các em thường sẽ nếm, ngửi, nuốt và nhét các thứ vào miệng, lỗ mũi.
  • Không cho trẻ hình thành thói quen ngậm đồ ăn trong miệng. Khi ăn, chỉ tập trung vào việc ăn uống, không làm những công việc khác như xem TV, điện thoại, máy tính…

Bài viết đã mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích về dị vật đường thở ở trẻ em. Qua những chia sẻ ở trên, bạn đã biết được nguyên nhân, biểu hiện và cách xử lý khi trẻ bị hóc dị vật ở đường thở. Đồng thời nêu ra những việc nên, không nên làm và biện pháp phòng tránh hóc dị vật ở đường thở. Hy vọng bạn sẽ có được những kinh nghiệm sơ cứu hữu ích đối với trường hợp này.