Phân loại chất thải y tế và cách xử lý

Phân loại chất thải y tế và cách xử lý

Hiện nay, vấn đề phân loại chất thải y tế và cách xử lý chúng ra sao luôn được Nhà nước và người dân quan tâm sát sao. Nếu công việc này không được thực hiện đúng quy trình sẽ mang lại những hệ quả nguy hiểm cho sức khỏe cộng đông và ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường cũng như sinh vật sống khác. Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ những vấn đề này một cách đầy đủ và rõ ràng.

1. Rác thải y tế là gì?

 Rác thải y tế là gì?

Theo quyết định 43/2007/QĐ-BYT và thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường nêu rõ khái niệm, rác thải y tế được giải thích: là tất cả những chất thải ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra trong quá trình hoạt động của các cơ sở y tế. Tùy vào mức độ nguy hiểm của mỗi loại mà được chia thành chất thải y tế nguy hại và chất thải y tế thông thường.

2. Phân loại chất thải y tế

Phân loại chất thải y tế là một ytong những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác quản lý chất thải. Công việc này góp phần quan trọng giảm nguy cơ phát tán vi sinh vật gây bệnh và những tác nhân có độc tính. Cụ thể trong phân loại chất thải y tế gồm có những loại sau:

Chất thải lây nhiễm

Chất thải lây nhiễm

Chất thải lây nhiễm là một trong những nhóm chất thải chúng tôi muốn được giới thiệu đến bạn đầu tiên. Trong nhóm này gồm có những loại sau:

– Chất thải sắc nhọn (loại A): Lưỡi dao mổ, kim tiêm, đinh mổ, ống tiêm, mảnh thủy tinh vỡ… những vật sắc nhọn dùng trong công việc thường y tế. CPT Stures – medical divices company lưu ý cho các đơn vị y tế  cần phải đặc biệt chú ý tới các loại chất thải này.

– Chất thải không sắc nhọn (loại B): Những rác thải bị dính máu, dịch sinh học của cơ thể, hay như rác thải phát sinh từ phòng bệnh cách ly.

– Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao (Loại C): Những rác thải chủ yếu ở phòng xét nghiệm như ống nghiệm, găng tay, lam kính, túi đựng máu, bệnh phẩm sau khi xét nghiệm…

– Chất thải giải phẫu (Loại D): Là những rác thải như cơ quan nội tạng người bệnh, mô cơ thể, bào thai,…

Chất thải y tế hóa học

Trong chất thải y tế hóa học cũng được phân thành nhiều nhóm khác nhau, cụ thể:

– Dược phẩm đã hết hạn sử dụng, không còn khả năng sử dụng.

– Những chất thải có thành phần chứa kim loại nặng như chì, thủy ngân, cadimi…

– Chất hóa học gây hại hay sử dụng trong y tế như: kali hydroxit, methylene chloride, freons, formaldehyde, glutaraldehyde…

– Chất thải gây độc tế bào, những vỏ chai, vỏ thuốc, dụng cụ đựng thuốc gây độc tế bào như: Bleomycin, Cisplatin, Cytarabine, Asparaginase, Dacarbazine… và dịch tiết từ bệnh nhân khi điều trị bằng hình thức hóa trị liệu.

Chất thải phóng xạ

Chất thải phóng xạ

Đây là một trong những loại rác thải y tế phổ biến hiện nay. Chất thải phóng xạ có thể phát sinh từ những hoạt động chẩn đoán, hóa trị liệu hay chất thải từ bệnh phẩm. Loại này cũng chia thành 3 nhóm chính:

– Chất thải phóng xạ khí: khí trong kho chứa chất phóng xạ, dùng trong lâm sàng.

– Chất thải phóng xạ rắn: bơm tiêm, ông tiêm, giấy thấm…

– Chất thải phóng xạ lỏng: chất bài tiết, dung dịch.

Các bình chứa áp suất

Tiếp theo là nhím chất thải y tế các bình chứa áp suất như CO2, O2, bình khí dung, bình khí dùng 1 lần… Những bình này dễ gây cháy nổ cần được phân loại và xử lý theo cách riêng.

Chất thải y tế thông thường

Chất thải y tế thông thường

Cuối cùng là chất thải thông thường. rất phổ biến hiện nay như hộp giấy, chai nhựa, thức ăn… phát sinh trong quá trình khám chữa bệnh hay quá trình sinh hoạt.

3. Cách xử lý rác thải y tế

Để hạn chế tối đa những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và môi trường, chúng ta cần có kế hoạch cụ thể để xử lý rác thải y tế chi tiết một cách an toàn và hiệu quả. Dưới đây là một số chia sẻ về phương pháp xử lý rác thải y tế của chúng tôi.

Khử khuẩn với hóa chất

Hình thức xử lý rác thải y tế băng hóa chất để khử khuẩn mang lại hiệu quả đáng kể, nó áp dụng khả quan cho nhóm chất thải ở bệnh viện có nguy cơ lây nhiễm cao.

Cụ thể, chất thải lây nhiễm sẽ được ngâm với dung dịch javen 1-2% Cloramin B 1-2% ít nhất 30 phút. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể ngâm rác thải y tế lây nhiễm với những hóa chất chuyên biết được Bộ Y Tế khuyến cáo.

Lò đốt rác thải y tế đạt chuẩnLò đốt rác thải y tế đạt chuẩn

Đây là cách phổ biến được áp dụng hiện nay. Phương pháo này có thể ứng dụng cho tất cả các loại chất thải có khả năng bắt cháy, kể cả thể khí, lỏng, rắn. Lò đốt rác thải y tế tại Việt Nam có 6 loại chính: lò đốt rác y tế thùng quay, lò đốt xi măng, lò đốt hơi, lò đốt vỉ cố định, lò đốt tầng sôi và lò đốt chất lỏng.

Một số lò đốt rác thải y tế có những đặc trưng chuyên biệt khác nhau nên được triển khai theo quy trình riêng. Tuy nhiên, về nguyên lý chung các loại lò đốt đều sử dụng nhiệt độ cao để phá vỡ cấu trúc và độc tính của chất thải, từ đó biến nó thành tro than rồi đem đi chôn lấp hoặc sử dụng mục đích khác nếu có thể.

Xử lý chất thải y tế nguy hại bằng hơi nóngXử lý chất thải y tế nguy hại bằng hơi nóng

 

Xử lý chất thải y tế nguy hại bằng hơi nóng cũng là cách dùng hơi nóng để khử khuẩn. Quy trình xử lý rác thải y tế lây nhiễm là phân loại, tiếp theo đưa chất thải vào trong máy khử khuẩn bằng hơi nóng để tiến hành phá bỏ các yếu tố gây hại.

Chôn lấp hợp vệ sinh

Phương pháp này thường áp dụng tạm thời cho những cơ sở ý tế vùng miền chưa có cơ sở xử lý chất thải nguy hại đạt tiêu chuẩn.

Với những rác thải y tế thông thường, chỉ cần phân loại và chôn tại những nơi tập trung theo quy định của địa phương đó. Đối với những chất thải nguy hại cần phải trơ hóa trước khi chôn lấp để cố định chất độc hại có trong rác thải, sau đó mới đi chôn lấp tại bãi riêng chất thải nguy hại.

Những bãi chôn lấp phải đảm bảo có hàng rào chắn xung quanh, cách xa nguồn nước, nằm xa vùng dân cư tối thiểu 100m, đáy chôn cách mức nước bề mặt ít nhất 1.4m và miệng hố được che đậy kĩ và cao hơn mặt đất xung quanh để tránh nước mưa. Chất thải thông thường và chất thải nguy hại phải được chôn tách biệt.

Tái chế, tái sử dụng

Đối với những rác thải y tế thông thường, không có yếu tố lây nhiễm, gây độc tế bào hay ảnh hưởng sức khỏe mà vẫn có khả năng sử dụng sẽ được tái chế tạo ra những món đồ mới. Một số rác thải được phép thu gom để tái chế như: thủy tinh, kim loại, giấy, nhựa (đựng Nacl 0,9%, natri bicarbonat, glucose,…).

Trên đây là những chia sẻ về chất thải y tế cũng như cách xử lý an toàn và hiệu quả nhất. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến chủ đề này, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí nhé!