Ngành âm nhạc thi khối nào? Tổng quan và hướng dẫn chi tiết

Ngành âm nhạc thi khối nào?

Ngành âm nhạc là một lĩnh vực đầy sáng tạo và thú vị, thu hút rất nhiều bạn trẻ yêu thích nghệ thuật. Nhưng để bước vào ngành này, một câu hỏi thường gặp là: “Ngành âm nhạc thi khối nào?”. Bài viết này Dmrockmusic sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi này và cung cấp thông tin cần thiết để lựa chọn khối thi phù hợp.

Ngành âm nhạc là ngành gì?

Trước khi tìm hiểu về ngành âm nhạc thi khối nào, thì bạn cần biết được ngành âm nhạc là ngành gì? Ngành âm nhạc (Musicology) là lĩnh vực nghiên cứu và thực hành về âm thanh, nhạc cụ, giọng hát và các yếu tố liên quan đến nghệ thuật âm nhạc. Đây là ngành đào tạo các chuyên gia âm nhạc, nhạc công, ca sĩ, nhà sản xuất âm nhạc và nhiều vị trí khác trong ngành công nghiệp âm nhạc.

Ngày nay, người học cần phải có những tư tưởng đạo đức, phẩm chất chính trị rõ ràng, ham say với nghề nghiệp, đồng thời, chấp hành những quy định của Nhà nước và pháp luật đặc biệt là những quy định về văn hóa nghệ thuật.

Ngành âm nhạc thi khối nào?

Ngành âm nhạc thi khối nào là một trong rất nhiều thắc mắc của các bạn trẻ hiện nay. Chọn ngành, chọn khối thi phù hợp là khởi đầu để bước vào một tương lai mới. Vậy Ngành âm nhạc thi khối nào, hãy cùng tìm hiểu nhé! 

Thông thường các ngành âm nhạc sẽ thi khối N đây là khối thi năng khiếu nên các môn thường sẽ là các môn về âm nhạc, nhạc cụ, biểu diễn…. Khi đăng ký thi các khối này thông thường bạn sẽ:

Khối thi Môn thi
N00 Ngữ văn, Năng khiếu m nhạc 1, Năng khiếu m nhạc 2
N01 Ngữ văn, xướng âm, biểu diễn nghệ thuật
N02 Ngữ văn, Ký xướng âm, Hát hoặc biểu diễn nhạc cụ
N03 Ngữ văn, Ghi âm- xướng âm, chuyên môn
N04 Ngữ Văn, Năng khiếu thuyết trình, Năng khiếu
N05 Ngữ Văn, Xây dựng kịch bản sự kiện, Năng khiếu
N06 Ngữ văn, Ghi âm- xướng âm, thi chuyên môn
N07 Ngữ văn, Ghi âm- xướng âm, thi chuyên môn
N08 Ngữ văn , Hòa thanh, Phát triển chủ đề và phổ thơ
N09 Ngữ văn, Hòa thanh, Bốc thăm đề – chỉ huy tại chỗ

Ngành âm nhạc học những gì?

Bên cạnh những thắc mắc về ngành âm nhạc thi khối nào, thì việc học những gì trong ngành âm nhạc cũng là một trong những câu hỏi của các bạn hiện nay. Theo như chúng tôi biết việt đào tạo sẽ phụ thuộc từng ngành từng trường, vậy nên mỗi trường sẽ cho sinh viên học những môn khác nhau. Tuy nhiên, cũng có cần một số môn bắt buộc như:

Ký – Xướng âm I: Môn học này giúp sinh viên rèn luyện khả năng đọc và viết nhạc, cũng như phát triển kỹ năng cảm nhận âm nhạc qua việc xướng âm. Đây là nền tảng quan trọng để tiếp tục học các môn khác trong ngành âm nhạc.

Hòa âm I: Các nguyên tắc cơ bản của hòa âm, bao gồm cách sắp xếp và kết hợp các âm thanh để tạo ra các hợp âm và giai điệu phong phú. Đây là một môn học thiết yếu giúp sinh viên hiểu sâu hơn về cấu trúc âm nhạc.

Phân tích âm nhạc: Hiểu rõ hơn về cấu trúc và phong cách của các tác phẩm âm nhạc qua việc phân tích các yếu tố như giai điệu, nhịp điệu, hòa âm và hình thức.

Lịch sử và lý luận âm nhạc: Tìm hiểu về sự phát triển của âm nhạc qua các thời kỳ lịch sử và các trường phái âm nhạc khác nhau. Môn học này cung cấp một cái nhìn tổng quan về bối cảnh văn hóa và xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển của âm nhạc.

>>Xem thêm: Muốn trở thành ca sĩ phải học trường nào? Top 10 trường đại học ca sĩ nổi tiếng trên toàn nước

Ngành âm nhạc học những gì?

Bên cạnh đó, tùy thuộc vào từng chuyên ngành mà trường sẽ kết hợp âm nhạc với những lĩnh vực khác nhau, bao gồm:

Kỹ thuật âm thanh: Các kỹ thuật thu âm, xử lý âm thanh và sản xuất âm nhạc. Môn học này cung cấp kiến thức về công nghệ âm thanh và các phần mềm liên quan.

Âm nhạc số: Tập trung vào việc sáng tác và sản xuất âm nhạc sử dụng các công cụ và phần mềm kỹ thuật số. Sinh viên sẽ được học cách sử dụng các phần mềm sản xuất âm nhạc và các kỹ thuật liên quan.

Giáo dục âm nhạc: đào tạo về phương pháp giảng dạy âm nhạc, cách thiết kế chương trình giảng dạy và phát triển kỹ năng sư phạm để trở thành giáo viên âm nhạc chuyên nghiệp.

Ngành âm nhạc không chỉ giúp sinh viên phát triển khả năng nghệ thuật mà còn trang bị cho họ những kỹ năng cần thiết để làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau của ngành công nghiệp âm nhạc. Tùy thuộc vào định hướng cá nhân và mục tiêu nghề nghiệp, sinh viên có thể chọn học các chuyên ngành phù hợp với mình để phát triển sự nghiệp trong tương lai.

Ngành âm nhạc học ở đâu?

Tại Việt Nam, ngành âm nhạc có yêu cầu đặc thù là cần năng khiếu âm nhạc, do đó chỉ có một khối thi duy nhất để tuyển sinh vào ngành này là khối N00, bao gồm Ngữ văn, Năng khiếu âm nhạc 1 và Năng khiếu âm nhạc 2. Một số trường đào tạo ngành âm nhạc uy tín tại Việt Nam bao gồm: Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, Học viện Âm nhạc Huế, Trường Đại học Trà Vinh, và Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh.

Du học ngành âm nhạc cũng được coi là một trải nghiệm mở rộng cơ hội sự nghiệp trong tương lai. Âm nhạc, hơn bất kỳ nghệ thuật biểu diễn nào khác, đã chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi toàn cầu hóa và công nghệ hiện đại, cho phép chia sẻ thông tin tức thời trên phạm vi toàn cầu. Sinh viên sẽ có cơ hội tiếp cận và thể hiện nhiều phong cách âm nhạc mới mẻ và hấp dẫn.

>>Xem thêm: Top 10 trung tâm thanh nhạc Hà Nội uy tín, chất lượng

Học ngành âm nhạc cần những tố chất nào?

Dù bạn đang học thanh nhạc hay nhạc cụ, sinh viên ngành âm nhạc cần có đủ đam mê với nghệ thuật để sẵn sàng luyện tập hàng giờ liền. Trước tiên, hãy trang bị cho mình những kiến thức nhạc lý cơ bản như xướng âm, nốt nhạc và học chơi một loại nhạc cụ mà bạn yêu thích. Vì để thi vào ngành âm nhạc, bạn cần vượt qua hai môn năng khiếu. Bên cạnh thời gian tự luyện tập, sinh viên ngành âm nhạc còn phải tự tin biểu diễn trước bạn bè và tham gia vào các hoạt động nhóm.

Những tố chất khi học ngành âm nhạc

Sáng tạo là một yếu tố quan trọng khác, bởi âm nhạc đòi hỏi sự diễn giải và thử nghiệm. Một phần không thể thiếu của chuyên ngành này là khả năng lắng nghe và tiếp thu phản hồi từ các đồng nghiệp và giáo sư.

Tốt nghiệp ngành Âm nhạc ra làm gì?

Tốt nghiệp ngành âm nhạc mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp đa dạng cho bạn. Dưới đây là một số công việc phổ biến mà bạn có thể theo đuổi:

  • Giảng dạy âm nhạc: Bạn có thể trở thành giáo viên dạy nhạc tại các trường học, trung tâm âm nhạc hoặc mở lớp dạy nhạc riêng.
  • Nghệ sĩ biểu diễn: Trở thành ca sĩ, nhạc công hoặc nghệ sĩ biểu diễn chuyên nghiệp tại các sân khấu, nhà hát, phòng thu âm, hoặc tham gia các ban nhạc, dàn nhạc giao hưởng.
  • Nhà sản xuất âm nhạc: Tham gia vào việc sản xuất và sáng tác âm nhạc, làm việc trong các phòng thu âm, công ty giải trí hoặc tự sản xuất âm nhạc.
  • Nhà soạn nhạc: Sáng tác nhạc cho các bộ phim, chương trình truyền hình, quảng cáo, hoặc các dự án nghệ thuật khác.
  • Kỹ thuật viên âm thanh: Làm việc trong các phòng thu âm, sự kiện âm nhạc, hoặc các chương trình truyền hình để điều chỉnh và kiểm soát chất lượng âm thanh.
  • Nhà quản lý nghệ thuật: Quản lý các dự án âm nhạc, nghệ sĩ, ban nhạc hoặc tổ chức các sự kiện âm nhạc.

Bí quyết thi ngành âm nhạc đạt điểm cao

Ngành nghề nào cũng đòi hỏi sự yêu thích và niềm đam mê. Đối với các khối thi năng khiếu, yếu tố này đặc biệt quan trọng để thí sinh đạt điểm cao. Dưới đây là một số bí kíp giúp bạn tự tin ghi điểm trước ban giám khảo:

>>Xem thêm: Bí quyết học thanh nhạc cho người mới bắt đầu

những ngành nghề có thể làm khi học ngành âm nhạc

  • Chuẩn bị tâm lý: Hít thở sâu, giữ bình tĩnh và tâm lý thoải mái.
  • Trang phục: Chọn trang phục màu sắc nhã nhặn, lịch sự và trang trọng, phù hợp với nội dung thi.
  • Tài liệu: Nếu bạn thi cùng nhạc cụ, hãy chuẩn bị sẵn văn bản bài hát và thông báo cho giảng viên biết tone giọng của mình trước khi biểu diễn.
  • Chuẩn bị với môn Thanh nhạc: Giữ giọng tốt, hát đúng lời và giai điệu, kết hợp với phong cách biểu diễn.

Lưu ý thêm cho các thí sinh:

  • Chọn bài hát phù hợp: Không nên chọn bài hát quá dễ; tốt nhất là chọn những ca khúc có giai điệu khó để thể hiện chất giọng và thuyết phục ban giám khảo.
  • Theo sở trường: Chọn bài hát theo chất giọng và sở trường để bài thi đạt kết quả cao.
  • Đa dạng hóa: Nếu yêu cầu phải thể hiện hai bài hát, hãy chọn hai phong cách và chất giọng khác nhau.

Nếu bạn có năng khiếu ca hát hoặc chơi nhạc cụ, ngành Âm nhạc là một lựa chọn hoàn toàn phù hợp. Ngoài hình thức thi tuyển trực tiếp, nhiều trường đào tạo ngành Âm nhạc hiện nay cũng áp dụng phương thức xét tuyển, tạo cơ hội cho các bạn trẻ theo đuổi đam mê của mình.

Ngành âm nhạc mở ra nhiều cơ hội cho các bạn trẻ yêu thích nghệ thuật. Việc lựa chọn khối thi phù hợp là bước quan trọng đầu tiên trên con đường chinh phục ngành âm nhạc. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về “Ngành âm nhạc thi khối nào?” và cung cấp thông tin hữu ích để bạn có sự chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi sắp tới.